Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Tiền mãn kinh & mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này để có thể thích nghi với chúng mà không ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý cũng như sức khỏe.

Tiền mãn kinh - mãn kinh là gì?

Thời kỳ tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 45-50, và có thể kéo dài 2-5 năm tùy từng người. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản ở nữ giới, nó cũng được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản.

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng ngưng hoạt động và ngừng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Cùng xem qua những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ này nhé:

Kinh nguyệt không đều

Những thay đổi hormone ảnh hưởng đến việc buồng trứng phóng thích trứng và điều này có thể làm cho kinh nguyệt chậm hoặc ngắn hơn hoặc tắt kinh trong vài tháng. Lượng máu kinh ra ít hơn hoặc nhiều hơn và xuất hiện sau 40 tuổi.

Cơ thể nóng bừng hay bốc hỏa

Cơn bốc hỏa

Đột nhiên cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi, đây là dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến nhất, nó có thể đa dạng về khoảng thời gian chịu đựng cơn nóng hoặc cường độ tăng dần suốt ngày kể cả ban đêm, kèm chứng khó ngủ. Hiện tượng nóng bừng này có thể kéo dài từ 2-5 năm. Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm nhiệt độ da tăng lên. Hiện tượng này có thể gây cảm giác nóng bừng lan từ ngực lên vai, cổ và lên đầu. Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da mất nhiều nhiệt lượng, dẫn đến cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút.

Khô âm đạo

Những thay đổi hormone làm thành âm đạo giảm lượng dịch tiết ra cũng như độ đàn hồi. Một số phụ nữ chỉ cảm thấy khó chịu vùng chữ V, số khác lại thấy khó chịu khi quan hệ. Ngoài ra, thời gian cần có để kích thích tình dục cũng tăng theo độ tuổi.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh. Chị em có thể nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu là đau khi tiểu. Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu tiền mãn kinh đó là đi vệ sinh sau khi giao hợp, sử dụng chất bôi trơn và tập sàn chậu đều đặn.

Giảm ham muốn

Có nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ giảm ham muốn thời kỳ tiền mãn kinh, do thay đổi tâm trạng, thiếu ngủ, niêm mạc âm đạo khô, teo dễ bị tổn thương hoặc chảy máu...Tuy nhiên, rất ít chị em gặp trục trặc về ham muốn trong thời kỳ này.

Thay đổi cân nặng

Cân nặng thay đổi

Quá trình trao đổi chất để xây dựng cơ bắp bị chậm lại, cùng với đó là căng thẳng tăng cao do thiếu ngủ và lo lắng về các thay đổi trên. Căng thẳng làm tăng trọng lượng do lượng hormone cortisol cao. Vì vậy chị em nên tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.

Đau ngực

Khi nồng độ estrogen giảm, cholesterol và đường tăng, tim và mạch máu cũng trở nên cứng hơn. Điều này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tắc nghẽn các mạch máu. Thay đổi lối sống có thể giúp đỡ rất nhiều cho tình trạng này. Nên tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh và họ cải lá xanh đậm như bông cải xanh.

Loãng xương

Estrogen là hormone quan trọng để duy trì sức khỏe cho xương, giúp tăng tốc độ hấp thụ của canxi. Khi sắp thời kỳ mãn kinh chức năng buồng trứng bị suy giảm estrogen trong cơ thể bị giảm sút khiến trọng lượng xương bị mất một lượng lớn từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.

Tâm trạng thay đổi tiêu cực

Bước vào giai đoạn mãn kinh, chị em thường dễ bị kích thích, buồn bã, lo lắng và căng thẳng. Tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố cảm xúc hoặc tăng nguy cơ trầm cảm có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Các loại ung thư sinh dục nữ

Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. Bác sĩ khuyên phụ nữ trong độ tuổi này đừng quên khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc, chẩn đoán các loại ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm.

Giảm khả năng sinh sản

Giảm khả năng sinh sản biểu tức là khó có thai hơn và thai nhi dễ bị dị tật bất thường. Tuy nhiên, chị em vẫn có thể đậu thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng hành kinh. Vào độ tuổi này do các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền nên các bà mẹ lớn tuổi có khả năng sinh con bị rối loạn di truyền cao, đặc biệt là trẻ bị hội chứng Down. Do vậy, các bác sĩ không khuyến khích chị em phụ nữ lớn tuổi mang thai và nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả.

Phòng ngừa các rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh

Phương pháp phòng ngừa các rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh & mãn kinh:

Chế độ ăn uống phù hợp

  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để có tinh thần thư thái, bình ổn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành(vì có chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên).
  • Axit béo có trong các loại quả, hạt, dầu cá...tốt cho những phụ nữ có làn da trở nên khô hoặc có dấu hiệu mỏi khớp. Các axit béo giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư